Trẻ dễ bị trầm cảm nếu thiếu tình thương

Tình thương mà cha mẹ dành cho con trong những năm đầu đời là một nhân tố quyết định đến sự phất triển của trẻ nhỏ trong suốt quãng đời còn lại.

Trẻ M.V. 12 tuổi, một trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện Nhi Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa, chán ăn, suy kiệt với cân nặng 15kg và chiều cao 125 cm. Em bé chỉ thích 1 mình và chơi với chăn mền thay vì cùng vui chơi với em gái song sinh và đồ chơi của bé.


thieu-tinh-thuong-tre-de-bi-tram-cam
Thiếu tình thương trẻ dễ bị trầm cảm
Bé có dấu hiệu ói khi lúc lên 2 tuổi . Có lúc mẹ của bé làm ở TP Hồ Chí Minh, có lúc trẻ được ở bên nhà nội ở Vũng Tàu, có lúc ở bên nhà ngoại ở Đồng Nai. Trung bình trẻ nằm viện 6 tháng mỗi năm vì tình trạng nôn ói dẫn đến suy kiệt của bé

Ở lần thứ 6 trong vòng 1 năm, trẻ được giới thiệu đến đơn vị Tâm lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện và không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn của trẻ. bé không thích giao tiếp , không thích chơi với bất cứ ai, không muốn ăn uống gì và đặc biệt chỉ muốn ăn sau khi đặt oongss thông mũi xuống dạ dày. Sau khi trẻ cảm thấy an tâm, trẻ bắt đầu trả lời với một giọng rất nhỏ các câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Nhưng có một điều lạ bé chỉ thích ăn cơm gà, cá hộp và  bánh mỳ.

Nhưng mỗi khi xuất viện về với gia đình thiếu an toàn , thiếu tình thương, và sự sung đột diễn ra liên tục giữa 2 gia đình nội và ngoại thì các triệu chứng ói lại diễn ra, trẻ lại ói và từ chối ăn nên phải nhập viện. Khi vào viện, trẻ cảm thấy an tâm hơn, nhất là khi được các chuyên viên tâm lý nâng đỡ tinh thần và lắng nghe cuộc đời đau khổ, thiếu tình thương của trẻ. Sau khi đã ăn được, trẻ muốn ra viện và đồng ý trở lại tái khám tâm lý.

Vậy thế nào là rối loạn tâm lý gắn bó ở trẻ?

Đây là một triệu chứng được bác sĩ René Spitz mô tả lần đầu tiên năm 1946 với tên là trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression) xảy ra ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ này gây những triệu chứng thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm . Hội chứng này thường được gặp ở trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ.

Trong trường hợp bệnh nhân được nêu trên, điều lạ là trẻ thích ở bệnh viện hơn ở nhà, vì môi trường bệnh viện mang lại sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ nằm viện, thì các thành viên trong gia đình đến thăm trẻ và mối quan hệ giữa hai bên nội ngoại đỡ căng thẳng hơn.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Trên hết mọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm tâm lý mà trẻ luôn cần, chính là tình thương của cha mẹ được thể hiện qua ánh mắt, giọng nói, cử chỉ vỗ về, âu yếm, ân cần chăm sóc, nhất là trong những lúc trẻ phải trải qua cơn bệnh gây đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn.

Sau BS René Spitz, một nhà phân tâm John Bowlby tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ bị tách rời khỏi mẹ quá sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cảm xúc của trẻ và có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và người lớn.
Làm thế nào để tránh rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có nhiều thay đổi (gia đình ly dị, cha mẹ đi làm việc xa, gởi con cho ông bà nuôi), trẻ bị thiệt thòi vì thiếu sự âu yếm, vuốt ve, nâng đỡ của cha mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình và không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình thương đối với trẻ.

Nguồn internet



Share on Google Plus

About Dịch Vụ Vệ Sinh Minh Quân

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment